Minh Đức Dentist
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại rất nhiều ý nghĩa, thể hiện được cảm xúc con người chúng ta và nụ cười cũng là một trong những “phương tiện” giúp ghi điểm trong mắt người đối diện.

Join the forum, it's quick and easy

Minh Đức Dentist
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại rất nhiều ý nghĩa, thể hiện được cảm xúc con người chúng ta và nụ cười cũng là một trong những “phương tiện” giúp ghi điểm trong mắt người đối diện.
Minh Đức Dentist
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thăng bằng phục hình răng

Go down

Thăng bằng phục hình răng Empty Thăng bằng phục hình răng

Bài gửi  trasua Thu Jan 18, 2018 12:50 pm

Dù cho có áp dụng hệ thông nấu nhựa nào đi nữa, thì vẫn luôn luôn có sự di chuyển của các răng do sự co khi trùng hợp nhựa (8% trong trường hợp thuận lợi nhất), những biến đổi hấp thu nước gây thay đổi thể tích phục hình, hay thêm nữa là những lỗi do thao tác

Cần phải điều chỉnh trước khi tiến hành hoàn tất phục hình, với điều kiện là răng di chuyển rất ít. Mục đích của việc điều chỉnh này là tìm lại sự vững ổn của khớp cắn đã thiết lập trước đó để tránh cho nền hàm di chuyển gây kích thích niêm mạc bên dưới. Mặc khác, do niêm mạc có tính nén được và tính nén được này thay đổi (càng về phía sau, niêm mạc càng chịu nén nhiều hơn, ở hàm trên hay hàm dưới cũng vậy), cho nên chỉ có thể thăng bằng hóa phục hình một cách đúng đắn trên cấu trúc vững ổn của một giá khớp. Có thể điều chỉnh giá khớp theo những giá trị thực có được nhờ ghi trục, hay theo những giá trị tự ý là 40° cho độ nghiêng lồi cầu và 15° cho góc Bennette.



Sau khi nấu nhựa, phải gỡ múp mà không được làm gãy hàm giả. Việc này càng dễ nếu múp không có lẹm và các phần khác nhau của múp được cách ly tốt. Cẩn thận bẻ gãy thạch cao thành từng mảnh nhỏ bằng một cái kẹp và cây đục nhỏ. Nếu hàm giả vẫn còn dính vào mẫu hàm, sẽ gắn nó vào giá khớp nhờ lớp đế thứ hai đã gắn sẵn trên giá khớp, để đánh giá độ dịch chuyển của các răng. Trường hợp mẫu hàm bị hư, bể, bác sĩ lâm sàng sẽ dùng sáp cắn lấy lại tương quan tâm để kỹ thuật viên có thể vô lại giá khớp hàm dưới (trước đó đã có một khóa chuyển để lên giá khớp mẫu hàm trên).



Khi điều chỉnh lại khớp cắn, dùng giấy than khác màu (@46) và các mũi khoan bằng tungstène (<@47). Những sửa đổi ở mặt nhai nhằm thiết lập tương quan cân bằng giữa các cung răng giả. Phải phân biệt các múi chịuvà các múi hướng dẫn khi nói đến nguyên tắc “sắp răng tiếp xúc múi trong”. Các múi chịu giữ kích thước dọc khớp cắn, các múi hướng dẫn bảo đảm sự trượt trên mặt nhai khi đưa hàm ra trước và sang bên. Thực hiện điều chỉnh khớp cắn ở vị trí tương quan tâm, đưa sang bên và đưa ra trước .



1. Điều chỉnh khớp cắn ở vị trí tương quan tâm

Khóa bi lồi cầu của giá khớp ở tương quan tâm và nâng cây răng cửa lên. Những tiếp xúc muôn có là tiếp xúc loại múi chịu-trũng và múi chịu-gờ bên (hình 110). Các điểm tiếp xúc phải chạm đồng thời với nhau và có hình chấm. Theo cách cổ điển, dùng giấy cắn đỏ để đánh dấu những điểm chạm khớp cắn ở tương quan tâm. Sau khi đặt giấy cắn giữa các răng giả, đóng- mở càng trên của giá khớp nhiều lần. Thực hiện chuyển động này nhẹ nhàng giúp ghi dấu và phân tích những điểm chạm đạt được.





Hình 110. Những điểm chịu của khớp cắn.

a : các múi trong hàm trên và vùng chịu hàm dưới

(ưu tiên để đạt theo nguyên tắc sắp răng tiếp xúc múi trong)

b : các múi ngoài hàm dưới và vùng chịu hàm trên

Khi có điểm chạm sớm, cần mài một trong hai răng có liên quan nhằm phục hồi lại các điểm chạm trên toàn bộ hai cung hàm. Có thể xảy ra ba trường hợp:

-       Hoặc là chạm mạnh ngay trên một trũng hay một gờ bên,

-       Hoặc là điểm chạm nằm trên một triền múi và gây chuyển động theo chiều dọc,

-       Hoặc là điểm chạm nằm trên một triền múi và gây sự dịch chuyển về phía bên.



1.1. Điểm chạm ngay trên một trũng hay gờ bên
Việc chọn răng cần mài được quyết định bởi những cản trở bên không làm việc giữa hai răng khi đưa hàm sang bên.

-      Nếu không có cản trở bên không làm việc, mài sâu thêm trũng hoặc gờ bên (hình 111).





Hình 111. Mài sâu thêm trũng răng trên bên không làm việc.

NT: bên không làm việc T: bên làm việc

-      Nếu có cản trở bên không làm việc, phải mài múi chịu hay gờ bên (hình 112).





Hình 112. Mài múi ngoài răng trên bên không làm việc.

1.2. Chạm sớm gây chuyển động theo chiều dọc
Điểm chạm này nằm trên các triền gần trong của các múi ngoài và trong của các răng cối nhỏ và cối lớn hàm trên. Các múi ngoài của răng cối nhỏ và cối lớn hàm dưới trượt trên các triền này. Cũng có thể xảy ra trên các triền xa trong của các múi trong và ngoài của các răng cối dưới (hình 113).





Hình 113. Vị trí của các cản trỏ gây nên sự dịch chuyển theo chiều dọc

Điều chỉnh khớp cắn trên các triền này sao cho các điểm cần tìm ở khớp cắn tương quan tâm xuất hiện. Nếu múi chịu hàm trên ở về phía gần nhiều quá so với trũng hay khoảng trống tiếp cận, cần phải di múi này về xa bằng cách mài triền gần của nó. Ngược lại, nếu múi này ở về phía xa quá, phải mài triền xa của nó để di đỉnh múi về phía gần.

1.3. Chạm sớm gây dịch chuyển về phía bên
Để loại bỏ một điểm chạm gây dịch chuyển về phía bên, cần mở rộng rãnh liên múi bằng cách sửa đổi hình thể các triền trong hay triền ngoài của răng liên quan để di đỉnh múi về phía lưỡi. Như vậy khi múi răng hàm trên nằm về phía ngoài và vì thế chạm phải triền trong của múi ngoài hàm dưới, phải mài chỉnh triền trong của múi trong hàm trên để đỉnh múi của nó về ngay lại trên trũng răng dưới (hình 114).





Hình 114. Mài chỉnh khi múi răng hàm trên

ở về phía ngoài so vổi trũng răng đối kháng

(R= vùng phải mài)

Khi múi răng hàm trên nằm về phía trong, phải mài chỉnh triền ngoài của múi trong hàm trên và triền ngoài của múi ngoài hàm dưới để đỉnh múi của nó về ngay lại trên trũng răng trên (hình 115).





Hình 115. Mài chỉnh khi múi răng hàm trên

ở về phía trong so với trũng răng đối kháng

(R= vùng phải mài)

2. Điều chỉnh khớp cắn ở vị trí cắn tới

Điều chỉnh giá khớp với góc Bennette ở 0°. Khóa các con ốc cắn tới -ao cho bi lồi cầu nằm ở vị trí cắn tới đối xứng. Khớp cắn tới được thư bằng cách bắt đầu từ vị trí răng cửa cắn đối đầu, kế đó được giảm dần từng milimét (nhờ con ốc cắn tới) ở mỗi bên cùng một lúc, cho đến khi trở về khớp cắn ở tương quan tâm. Ở mỗi giai đoạn, nhờ giấy cắn màu xanh lá, cần hướng tới sự tiếp xúc toàn thể trên các mặt khi cắn tới (hình 116). Những điểm chạm này được tạo bởi các triền múi xa trên và gần dưới của các răng cối nhỏ và lớn. Mài chỉnh không được phạm tới các đỉnh chịu của khớp cắn ở tương quan tâm (điểm màu đỏ).





Hình 116. Mài những điểm vướng cho đến khi đạt được nhiều điểm chạm nhất, phải đạt được điểu này ở mỗi giai đoạn chinh ốc cắn tới.

Điểm vướng vùng răng trước chủ yếu được mài sửa ở các bờ cắn của nhóm răng trước dưới theo một mặt vát hướng về phía ngoài.

3.  Điều chỉnh khớp cắn ở vị trí cắn sang bên

Chỉnh giá khớp với góc Bennette ở 15° Để thực hiện vận động sang bên phải, khóa bi lồi cầu bên phải ở tương quan tâm và mở ốc ở bi lồi cầu bên trái cho đến khi đạt được sự dịch chuyển khoảng phân nửa thân răng. Giữ ổn định vị trí này bằng cách vặn ốc cắn tới bên trái cho chạm bi lồi cầu. Kế đó chỉnh khớp bằng cách biến đổi dần dần (từ vị trí phía trước này hướng về khớp cắn ở tương quan tâm) sự dịch chuyển sang bên phải bằng cách điều chỉnh dần ốc cắn tới bên trái.

Ở mỗi giai đoạn, cần phải đạt được tối đa những điểm chạm thăng bằng giữa bên làm việc và bên không làm việc. Việc mài chỉnh được thực hiện nhờ giấy cắn màu xanh dương, không phạm đến những đỉnh múi đã thiết lập cho khớp cắn ở tương quan tâm và khớp cắn tới.

Nếu chỉ có những điểm vướng ở bên làm việc, có thể xảy ra hai tình huống:

- Múi chịu trong trên chạm sớm với triền trong của múi trong hàm dưới. Cần mài chỉnh triền trong của múi trong hàm dưới (hình 117).


Thăng bằng phục hình răng 117


Hình 117. Mài triền trong của múi trong hàm dưới bên làm việc

do có điểm chạm sớm của múi trong hàm trên lên triền này.

NT: bên không làm việc T: bên làm việc R: vùng cần mài

- Triền trong múi ngoài răng trên chạm sớm với triền ngoài múi ngoài răng dưới, cần mài chỉnh triền trong múi ngoài răng trên (hình 118).


Thăng bằng phục hình răng 118


Hình 118. Mài triển trong của múi ngoài hàm trên bên làm việc

do có điểm chạm sớm trên triền này.

NT: bên không làm việc T: bên làm việc R: vùng cần mài

Nếu chỉ có điểm vướng ở bên không làm việc, thì những điểm vướng này luôn luôn xuất hiện giữa các triền trong của hai múi chịu. Loại bỏ bằng cách mài triền trong của múi ngoài hàm dưới (hình 119).



Thăng bằng phục hình răng 119

Hình 119. Mài triền trong của múi ngoài hàm dưới bên không làm việc.

NT : bên không làm việc T : bên làm việc R : vùng cần mài

Việc mài chỉnh này nhầm bố trí các rãnh thoát cho các múi chịu. Khi đã hoàn tất việc di chuyển sang phải, cũng thực hiện giống như vậy cho bên trái băng cách khóa bi lồi cầu bên trái ở tương quan tâm và mở bi lồi cầu bên phải cho đến khi di chuyển tới nửa răng.

Sau khi đã mài chỉnh xong, nên rà nhuyễn và đánh bóng lại mặt nhai. Bắt đầu việc rà nhuyễn bằng cách đặt bột mài mòn giữa các mặt nhai trong khi điều khiển giá khớp thực hiện các cử động sang bên và ra trước. Kết thúc bằng cách đánh bóng với mũi mài cao su. Đến lúc này, có thể lấy phục hình ra khỏi mẫu hàm.

http://ranghammat.com/thang-bang-phuc-hinh-rang
trasua
trasua
Admin

Tổng số bài gửi : 406
Join date : 15/01/2011
Age : 36
Đến từ : Thị trấn Đoan Hùng - Đoan Hùng - Phú Thọ - Việt Nam

https://trasua.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết