Minh Đức Dentist
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại rất nhiều ý nghĩa, thể hiện được cảm xúc con người chúng ta và nụ cười cũng là một trong những “phương tiện” giúp ghi điểm trong mắt người đối diện.

Join the forum, it's quick and easy

Minh Đức Dentist
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại rất nhiều ý nghĩa, thể hiện được cảm xúc con người chúng ta và nụ cười cũng là một trong những “phương tiện” giúp ghi điểm trong mắt người đối diện.
Minh Đức Dentist
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Rối loạn khớp thái dương hàm và những điều cần biết !

Go down

Rối loạn khớp thái dương hàm và những điều cần biết ! Empty Rối loạn khớp thái dương hàm và những điều cần biết !

Bài gửi  trasua Sun Aug 09, 2020 4:26 pm

Rối loạn khớp thái dương hàm là kẻ thù âm thầm từng bước phá hoại những hoạt động cơ bản của con người: ăn uống, nói chuyện, ca hát,… Tuy là bệnh lý phổ biến hiện nay, nhưng không phải ai cũng có hiểu biết toàn diện về nó. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, có người chỉ trải qua cảm giác hơi khác thường ở vùng cơ hàm, trong khi người khác lại bị hành hạ bởi cơn các đau nhức âm ỉ khi nhai nuốt, nói chuyện. Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này và cách phòng ngừa nhé!

Rối loạn khớp thái dương hàm và những điều cần biết ! Tai-xuong

I. Rối loạn khớp thái dương – hàm là bệnh gì?

Khớp thái dương – hàm là hai khớp ở gần tai, bao gồm diện khớp của xương hàm dưới và diện khớp của xương thái dương và các thành phần trung gian khác như là bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp và mô sau đĩa. Rối loạn khớp thái dương – hàm là tình trạng đau ở khớp xương thái dương – hàm gây ảnh hưởng tới chức năng chuyển động của hàm như ăn nhai, nuốt, nói chuyện,...

Rối loạn khớp thái dương – hàm là một bệnh phổ biến thường đi kèm với các cơn đau quanh khớp hàm và các cơ điều khiển việc nhai. Những cơn đau này gây ra do có vấn đề nào đó làm hệ thống cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm và xương hoạt động sai lệch.

II. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng phổ biến nhất bạn có thể trải qua là các cơn đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương và dọc xương hàm dưới:

Cảm giác đau hoặc mỏi ở vùng cơ hàm (đặc biệt khu vực sau mang tai) khi nhai hoặc nói chuyện.

Cảm giác đau ở các cơ nhai: đau nhức xương quai hàm, vùng góc hàm, vùng dưới hàm.

Đau vùng trước tai, đau trong tai.

Có thể: đau ở vùng thái dương, các cơ vùng gáy, vùng cổ hoặc sưng nhẹ ở quanh vùng tai.

Quai hàm kêu lục cục: miệng phát ra âm thanh lạ khi mở hoặc đóng.

Nhức đầu, đau tai, đau miệng hoặc ù tai cũng là một triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm.

Cứng hàm: mất khả năng hoặc khó khăn khi há miệng rộng, há miệng lệch.

Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy liên hệ với Trung tâm nha khoa thẩm mỹ Anh Dũng để được giải đáp!

III. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có cơn đau dai dẳng ở hàm hoặc không thể đóng hoặc mở hàm hoàn toàn, bạn nên gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Vì triệu chứng rối loạn khớp thái dương – hàm dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác, bạn nên khám sớm khi phát hiện dấu hiệu của bệnh.


IV. Lý do khiến viêm khớp thái dương hàm tìm đến bạn

Tuy rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm, y học hiện nay cũng đã chỉ ra được 1 số yếu tố trực tiếp dẫn đến căn bệnh này:

Yếu tố gen di truyền, khiến khớp hàm bị sai lệch từ bẩm sinh.

Tật nghiến răng hay thói quen cắn chặt răng ( có ý thức hoặc vô ý thức), khiến gia tăng áp lực vùng cơ hàm và tổn hại mô khớp thái dương hàm.

Chấn thương làm trật khớp thái dương hàm, có thể là do các hoạt động thể thao hoặc lao động không bảo đảm an toàn.

Hàm răng lệch lạc, thưa hoặc mất răng dẫn đến sai khớp cắn.

Thói quen ăn uống không khoa học, nhai một bên hoặc dùng nhiều các thực phẩm khó nhai hằng ngày.

Stress dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ, làm hình thành nên tật nghiến răng khi ngủ.


V. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải rối loạn khớp thái dương – hàm?
Cả nam và nữ đều có thể mắc phải rối loạn khớp thái dương – hàm. Tuy nhiên, phần lớn những người mắc hội chứng này là nữ giới dậy thì và mãn kinh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn khớp thái dương – hàm?
Không có yếu tố rõ ràng gây nguy cơ mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên người mắc phải rối loạn khớp thái dương – hàm thường là phụ nữ và nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi.

VI. Làm thế nào để điều trị rối loạn khớp thái dương hàm?

Đối với một số người, các triệu chứng của khớp hàm có thể tự biến mất. Những người khác có thể được điều trị hiệu quả bằng dùng thuốc và phương pháp điều trị khác. Các loại thuốc khác nhau, cả thuốc kê toa và không kê toa, có thể giúp bạn giảm đau. Thuốc kháng viêm và chườm nhiệt hoặc chườm lạnh có thể làm giảm đau.

Các biện pháp chỉnh nha giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm. Có đúng là một công đôi việc như vậy không?​

Đúng là như vậy đấy! Trong những trường hợp bị đau khớp thái dương hàm do hàm răng lệch lạc, mất răng, khớp cắn sai: Có thể coi niềng răng là liệu pháp xoa dịu tốt nhất. Việc sửa đổi khớp cắn, nắn chỉnh răng không chỉ có tác dụng thẩm mỹ, nó còn là cách điều trị làm thuyên giảm rối loạn khớp thái dương hàm hữu hiệu! Ngoài ra, bác sĩ của bạn có thể hỗ trợ bạn các bài tập trị liệu phú hợp để làm tăng hiệu quả điều trị !

Nếu căng thẳng là một phần nguyên nhân gây cắn chặt hàm và nghiến răng, bạn có thể cần được tư vấn hoặc sử dụng các liệu pháp đặc biệt.
Rất hiếm khi cần đến phẫu thuật hàm, trừ khi cơn đau của bạn quá nghiêm trọng và các cách điều trị khác không thành công.

VII. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của rối loạn khớp thái dương – hàm?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu khớp thái dương hàm của bạn vẫn đang khoẻ mạnh thì hãy cùng chặn “rối loạn khớp thái dương hàm” ngay từ cửa bằng những việc đơn giản như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm dai như kẹo cao su và các thực phẩm có kích thước lớn.

Hạn chế thói quen cắn môi dưới.

Hạn chế việc vận động cơ hàm nhiều gây ra quá tải, nên đặt tay dưới cằm khi ngáp để tránh các cử động hàm quá sức

Tuân thủ các biện pháp bảo vệ vùng xương quai hàm, giữ an toàn khi lao động, chơi thể thao: cụ thể là sử dụng nón bảo hiểm, mặt nạ, miếng bảo vệ miệng.


Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn khớp thái dương – hàm, bao gồm:

Duy trì chế độ ăn mềm nếu cần;

Dùng miếng nhiệt hoặc túi nước đá nếu khó chịu;

Xoa bóp vùng dưới hàm;

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;

Dùng miếng nhựa đeo vào miệng được chỉ định;

Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ với thuốc, việc điều trị không giúp giảm các triệu chứng trong một khoảng thời gian hợp lý, hàm không đóng lại hoặc mở ra được.

Viêm khớp thái dương hàm không gây nguy hiểm. Nhưng nó là căn bệnh mang đến sự bất tiện và khó chịu cho sinh hoạt hằng ngày. Tuy khó chữa trị dứt điểm hoàn toàn, vẫn có thể làm thuyên giảm bệnh bằng việc áp dụng các bài tập trị liệu tại nhà, điều chỉnh thói quen phù hợp, kết hợp với các phương pháp niềng răng.
trasua
trasua
Admin

Tổng số bài gửi : 406
Join date : 15/01/2011
Age : 36
Đến từ : Thị trấn Đoan Hùng - Đoan Hùng - Phú Thọ - Việt Nam

https://trasua.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết