Minh Đức Dentist
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại rất nhiều ý nghĩa, thể hiện được cảm xúc con người chúng ta và nụ cười cũng là một trong những “phương tiện” giúp ghi điểm trong mắt người đối diện.

Join the forum, it's quick and easy

Minh Đức Dentist
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại rất nhiều ý nghĩa, thể hiện được cảm xúc con người chúng ta và nụ cười cũng là một trong những “phương tiện” giúp ghi điểm trong mắt người đối diện.
Minh Đức Dentist
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cách xử trí trật khớp thái dương

Go down

Cách xử trí trật khớp thái dương Empty Cách xử trí trật khớp thái dương

Bài gửi  trasua Tue Sep 28, 2021 3:50 pm

Cách xử trí trật khớp thái dương 20201121_124418_159586_lech-khop-thai-duong-.max-800x800

Trật khớp thái dương hàm hay còn gọi là sai khớp hàm, đây là một bệnh lý khá phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Trật khớp thái dương hàm là gì?
Trật khớp thái dương hàm là tình trạng mất cân bằng ở khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới. Khớp thái dương hàm có một vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai.

Trật khớp thái dương hàm thường xảy ra sau khi khớp này bị viêm nhiễm lâu ngày không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng trật khớp này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.

Tuy trật khớp là một bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều phiền phức trong quá trình ăn uống, sinh hoạt và nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây trật khớp thái dương hàm
Trật khớp thái dương hàm có thể do một số nguyên nhân sau:

Stress, áp lực trong công việc, căng thẳng thần kinh.

Nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, hoặc viêm – thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm, viêm khớp dạng thấp.

Chấn thương do va đập hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột có thể làm trật khớp thái dương hàm.

Nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây trật khớp thái dương hàm. Nghiến răng hay nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, sẽ tạo ra một lực quá lớn tác động lên khớp thái dương hàm, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn.

Trật đĩa khớp hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là sau khi nhổ răng số 7, 8 hoặc do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn có thể làm trật khớp thái dương hàm.

Ngoài ra có các nguyên nhân khác gây trật khớp thái dương hàm như mòn răng, răng thưa, mất răng, răng mọc lệch lạc, nha chu, bệnh nướu, hàm giả bán phần hoặc toàn phần không chính xác. Các thói quen xấu như ngậm ti giả, cắn bút cũng có thể khiến trẻ bị viêm khớp thái dương hàm.

Cách xử trí trật khớp thái dương 20210523_074958_852528_ham-lech.max-1800x1800

3. Triệu chứng lâm sàng của trật khớp thái dương hàm
Các triệu chứng trật khớp thái dương hàm thường xuất hiện sau một động tác há miệng quá mức làm cho hàm bị vẹo sang một bên (trật một bên) hoặc hàm dưới trễ xuống ra trước (trật cả hai bên), miệng há không ngậm lại được và kèm theo các triệu chứng khác như:

Chảy nước bọt.
Khó nhai, khó nuốt, đau mỏi khớp, đau đầu.
Nếu trật khớp thái dương hàm một bên sẽ có các biểu hiện sau:
Cằm bị lệch về bên lành.
Má bên lành bị hóp lại còn má bên trật sẽ dẹt.
Miệng há nhỏ.
Sờ lồi cầu bên trật khớp thấy hơi lồi ở dưới da.
Nếu trật khớp thái dương hàm cả hai bên sẽ có các biểu hiến sau:
Cằm nhô ra trước.
Má bị hóp cả hai bên.
Miệng há to.
Khi sở sẽ thấy lồi cầu nằm trước nắp bình tai.

4. Triệu chứng cận lâm sàng của trật khớp thái dương hàm
Trật khớp thái dương hàm thường chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng là chính. Trong một số trường hợp, để xác định kiểu trật khớp hoặc để kiểm tra xem có gãy lồi cầu hay không, hay để đánh giá các tổn thương phối hợp, bệnh nhân thường được chỉ định:

Chụp Xquang khớp thái dương hàm.
Hoặc chụp CT hệ thống xương sọ, mặt.

5. Điều trị trật khớp thái dương hàm có khó không?
Sau khi đã chẩn đoán xác định là trật khớp thái dương hàm một bên/hai bên, bác sĩ cần giải thích cho người bệnh biết để hợp tác trong điều trị, đặc biệt là khi cần làm thủ thuật.

Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2% với liều từ 2 - 5ml tiêm vào bên khớp bị trật và các vùng lân cận nơi cơ chân bướm ngoài bám vào để cho khớp tự về vị trí bình thường.

Đa phần các trước hợp bị trật khớp thái dương hàm cần phải thực hiện thủ thuật nắn khớp bằng tay. Nắn khớp thái dương hàm bằng tay được thực hiện như sau:

Bệnh nhân được cho sử dụng thuốc giảm đau hoặc giãn cơ nhẹ trước khi thực hiện thủ thuật.
Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân ngồi, dựa lưng và đầu vào ghế hoặc tường cứng, mặt nhìn thẳng.
Tư thế của người nắn: Người nắn đứng trước mặt bệnh nhân, dùng hai miếng gạc lót vào mặt nhai của răng hàm dưới rồi dùng hai ngón cái đè lên gạc, các ngón tay còn lại giữ chặt góc hàm phía ngoài. Dùng lực ấn góc hàm xuống dưới, đồng thời đẩy ra sau. Cần chú ý chỉ nắn bên khớp bị trật, nếu trật cả hai bên thì nắn hai bên cùng một lúc. Khi có cảm giác khớp “trượt” ở đầu tay và người bệnh ngậm miệng lại bình thường chứng tỏ khớp đã trở về vị trí ban đầu.
Nếu nắn lần đầu khớp thái dương hàm chưa về vị trí thì có thể nắn lại. Bệnh nhân bị trật khớp mạn tính dễ nắn chỉnh hơn bệnh nhân bị trật khớp lần đầu tiên. Những trường hợp khó như: Người bệnh lo lắng hoặc không hợp tác, đau nhiều, cơ co cứng không nắn được... cần gây mê và thực hiện thủ thuật nắn chỉnh tại phòng mổ.

Trong trường hợp bệnh nhân không còn răng hàm dưới hoặc có bệnh lý viêm quanh răng, bệnh nhân có trương lực cơ quá lớn... bác sĩ có thể dùng phương pháp nắn lồi cầu ngoài mặt. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ngón tay sờ nắn vùng trước nắp tai để xác định vị trí lồi cầu bị trật, sau đó dùng tay đẩy lồi cầu về vị trí hõm khớp phía sau. Phương pháp này cũng đem lại hiệu khả khi áp dụng phương pháp cổ điển không có tác dụng.

Khi đã nắn thành công, khớp thái dương hàm về vị trí bình thường, cần dùng băng chun để băng cằm đầu trong 10 -14 ngày nhằm tránh tái phát và hạn chế các tác động quá mức lên khớp thái dương hàm. Bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn mềm, hạn chế nói chuyện to, cười lớn, há miệng quá mức...

Trong trường hợp bệnh nhân bị trật khớp mãn tính và các phương thức điều trị cũ không còn tác dụng, các bác sĩ có thể hội chẩn với bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt để tiến hành phẫu thuật điều trị:

Phẫu thuật để thắt chặt các dây chằng quanh khớp thái dương hàm bằng cách làm chúng ngắn lại nhằm cố định khớp tốt hơn.

Phẫu thuật hạ thấp mỏm khớp bằng cách cắt mỏm khớp.

Sau khi điều trị khỏi trật khớp thái dương hàm để bệnh không quay lại bạn nên ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn quá cứng, quá dai. Đồng thời bạn nên bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay hay cắn các đồ vật khác. Ngoài ra bạn có thể tập luyện các động tác massage nhẹ nhàng vùng mặt cũng như tham gia các hoạt động thể thao để giải tỏa áp lực, stress.
trasua
trasua
Admin

Tổng số bài gửi : 406
Join date : 15/01/2011
Age : 36
Đến từ : Thị trấn Đoan Hùng - Đoan Hùng - Phú Thọ - Việt Nam

https://trasua.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết